Kiếm tiền tỷ từ buôn nhà nát, nâng cấp cải tạo rồi bán lại

Kiếm tiền tỷ từ buôn nhà nát, nâng cấp cải tạo rồi bán lại

02:38

Kiếm tiền tỷ từ buôn nhà nát, nâng cấp cải tạo rồi bán lại



Nhận thấy nhu cầu của người mua ở thực rất lớn, những người có tài chính không đủ để mua nhà ở Sài Gòn, anh Q. đã tìm kiếm những căn nhà cấp 4 xuống cấp tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai (giáp ranh Tp.HCM) rồi cải tạo, nâng cấp lên bán lại. Mỗi căn nhà bán ra, anh Q thu chênh ít nhất 200-300 triệu đồng trong vòng vài tháng.





Thu hàng tỉ đồng từ buôn nhà nát bán cho người mua ở thực


Vốn là dân tỉnh lẻ vào Nam lập nghiệp, anh Q từ 2 bàn tay trắng trở thành một NĐT sành sỏi trên thị trường BĐS. Trước khi điều hành một sàn giao dịch BĐS tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì chàng trai 32 tuổi này đã là NĐT nhà nát, thu về lợi nhuận khá tốt trong khoảng thời gian 2016-2018 và hiện vẫn “hái ra tiền” từ việc đầu tư này.

Vào thị trường đúng thời điểm đất nền nóng sốt (2017-2018), NĐT này cho biết, lúc đó, đất sốt nên ai ai cũng đi mua đất rồi bán lại nên những căn nhà riêng lẻ xây sẵn trên địa bàn rất khó bán, nhất là những căn nhà cấp 4 xuống cấp. Sau thời điểm đó đất nền có dấu hiệu “hạ nhiệt” cũng là lúc anh Q quan sát thấy, bên cạnh các NĐT thì Nhơn Trạch bắt đầu xuất hiện lượng nhất định người ở thực từ Sài Gòn về tìm chốn an cư (chủ yếu là dân tỉnh lẻ làm việc tại Tp.HCM).

Nhu cầu của đa số họ là cần ở những căn nhà không quá lớn nhưng sạch sẽ chứ không phải là những căn nhà cấp 4 lụp xụp như hiện trạng hiện có trên địa bàn. Họ là những người không đủ tài chính để mua nhà ở Sài Gòn, tìm về khu vực giáp ranh để mua ở nhưng lại mong muốn có được chỗ khang trang hơn so với dân bản xứ ở đây.
Trong một năm, NĐT này mua vài căn nhà nát rồi tân trang lại bán ra có thể thu về tiền tỉ

“Khi đó, các căn nhà cấp 4 đã xuống cấp mà dân bản địa có nhu cầu bán lại giá khá mềm, chỉ nhích hơn giá đất chút đỉnh, thậm chí bằng giá. Tôi đã mua 3 căn với giá hơn 1.6 tỉ đồng/3 căn (mỗi căn chỉ khoảng hơn 500 triệu đồng, số tiền có được từ việc môi giới nhà đất trước đó). Mua xong, tôi đầu tư thêm chút tiền để sửa sang, nâng cấp cho mới bên trong lẫn bên ngoài căn nhà. Căn nào rộng thì làm thêm hàng rào, lót gạch sân, trồng cây cho mát…”, anh Q kể lại.

Sau đó, NĐT này rao bán lại với giá chênh từ 200-300 triệu đồng/căn trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng. Anh Q cho biết, thời điểm đó căn nhà mua vào giá 530 triệu đồng, sau khi sửa chữa lại cho sạch đẹp (mất khoảng 40-50 triệu đồng) là có thể rao bán 730 triệu đồng (trong vòng 1,5 tháng); có căn mua 580 triệu bán được 710 triệu (sau 2 tháng).

Sau này vào năm 2019, anh Q mua các căn nhà lớn hơn, mua căn 1.9 tỉ đồng, sửa sang hết khoảng 200 triệu, sau 8 tháng bán được 3,3 tỉ. Có căn mua 1,7 tỉ đồng, đầu tư sửa chữa hết 150 triệu đồng, bán được 2,4 tỉ đồng sau 2.5 tháng. Một căn khác mua vào 1.1 tỉ đồng, sau khi sơn lại và làm mấy khâu “tân trang” lặt vặt hết 60 triệu, anh Q. cho biết bán ra 1,4 tỉ đồng sau 2 tháng. Thậm chí, có một số căn mua chưa kịp sửa mới, chỉ mới dọn dẹp cho sạch sẽ thôi đã có người hỏi mua lại, giá vẫn lời hơn giá mua vào đến tiền trăm triệu.

“Hầu hết những căn nhà tôi mua lại đều đã xuống cấp, chủ yếu ở các khu vực xã Phú Hữu, Đại Phước và Phú Đông của Nhơn Trạch (vì gần với Q.2 của Tp.HCM). Sau khi mua xong chỉ cần sửa soạn lại cho phù hợp và sạch sẽ là bán được giá hoặc cho thuê cũng dễ vì nhu cầu mua ở thực của dân tỉnh lẻ sinh sống và làm việc ở cả Tp.HCM và Đồng Nai còn rất lớn”, NĐT này cho hay.

Bí quyết: Khi thị trường chậm nên đầu tư vào nhà nát, thấy NĐT bán ra với giá hợp lý là mua ngay

Hiện tại, bên cạnh công việc đầu tư đất nền, quản lý sàn BĐS thì anh Q vẫn tiếp tục đầu tư vào loại hình nhà riêng lẻ.

“Khi thị trường chậm lại, tôi sẽ đầu tư mạnh vào việc mua đất xây nhà rồi bán hoặc săn mua nhà cấp 4 tân trang lại vì nhu cầu ở thực lúc nào cũng có. Còn khi thị trường sốt, nóng thì chủ yếu tôi buôn bán đất nền sẽ lời nhanh. Hiện tôi vừa đầu tư nhà riêng lẻ, vừa mua bán đất nền, nhắm cái nào tốt là tôi làm”, anh Q bộc bạch.

Theo anh Q, hiện đợt dịch Covid-19 vừa qua, nói đất nền giảm nhưng thực tế chỉ chiếm một số rất ít trên thị trường. Đó là những người họ cần tiền sản xuất kinh doanh nên buộc phải bán rẻ “chút đỉnh” so với giá thị trường. Anh Q thường “nhắm” đến các lô đất này, chỉ cần NĐT giảm từ 100-150 triệu đồng dạng cắt lãi là mua vào ngay rồi xây nhà trên đất bán lại sau này.

Theo anh Q, việc xây nhà mới rồi bán lại có thể sẽ không lời bằng các căn nhà nát tân trang, thậm chí có thể bán không nhanh. Tuy nhiên, khi nhu cầu ở thực luôn hiện hữu trên thị trường thì việc ra hàng không quá khó khăn. Đây cũng là loại hình có thể lướt sóng được ngay cả khi thị trường BĐS gặp khó hoặc biến động.


Theo NĐT này, khi thị trường BĐS chậm lại nên đầu tư vào nhà vì nhu cầu ở thực còn rất lớn trên thị trường

“Theo quan sát của tôi, nhu cầu mua nhà ở thực trong thời gian dịch bệnh không hề ít. Cho nên, những căn nhà tốt luôn có khách mua”, anh Q cho hay.

NĐT này cũng tiết lộ, mới đây anh mua một căn nhà tại xã Phú Đông giá 1.8 tỉ, sửa chữa lại hết 200 triệu hiện có người trả 2.5 tỉ nhưng anh Q chưa muốn bán. Tương tự, căn 2.7 tỉ, sửa hết 190 triệu đồng, đang có người trả 3.5 tỉ nhưng NĐT này cũng chưa bán.

Khi hỏi lý do được giá sao chưa bán, anh Q cho biết, 2 căn này đã có nhiều người hỏi nhưng do mùa dịch nên khách đi mua trả giá nhà rất “dữ” nên anh chưa muốn bán ra ở thời điểm này mà còn chờ các thông tin về cầu Cát Lái, sân bay Long Thành để “chốt” lời với mức giá cao hơn. Theo NĐT này, hiện khá nhiều NĐT có nhà đất tại Nhơn Trạch hoặc khu Đông Tp.HCM đều găm hàng chờ qua năm hoặc thời điểm BĐS sôi động trở lại để chốt lời.

Đưa lời khuyên cho NĐT muốn tham gia vào loại hình này, anh Q chia sẻ, với nhà nát mua lại NĐT cũng không nên sửa chữa quá nhiều vì đội giá lên cao sẽ khó bán. Tùy căn mà mức sửa chữa khác nhau.

Theo anh Q, không phải căn nhà nào sửa lại cũng bán được giá tốt. Cũng có những căn, mua sửa rồi bán không như kỳ vọng phải hạ giá xuống chút để nhanh ra hàng và mua cái khác sửa bán tiếp. Nếu thực sự NĐT có sự am hiểu, chăm chỉ thì việc mua nhà rồi tân trang, sửa chữa bán lại hiện vẫn là mảnh đất màu mỡ trong danh bạ đầu tư. Nhưng, NĐT cần lưu ý chỉ nên nhắm đến những căn nhà ở những khu vực mà nhu cầu ở thực cao, đón đầu nhu cầu này thì biên lợi nhuận NĐT thu về sẽ rất tốt.


WB: Để trở thành nền kinh tế thu nhập cao năm 2045, Việt Nam cần ưu tiên 4 lĩnh vực sau trong thập kỷ tới

WB: Để trở thành nền kinh tế thu nhập cao năm 2045, Việt Nam cần ưu tiên 4 lĩnh vực sau trong thập kỷ tới

02:00

WB: Để trở thành nền kinh tế thu nhập cao năm 2045, Việt Nam cần ưu tiên 4 lĩnh vực sau trong thập kỷ tới


Theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, với một mô hình phát triển dựa vào năng suất, kết hợp đổi mới, sáng tạo với phát triển cân bằng và phân bổ hiệu quả vốn tư nhân và nhà nước, vốn nhân lực và vốn tự nhiên, sẽ là yếu tố then chốt để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.



Báo cáo với tên gọi "Việt Nam năng động: Tạo nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao" vừa được công bố ngày 27/5, đúng vào thời điểm Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng có chất lượng cao thông qua các doanh nghiệp năng động hơn, cơ sở hạ tầng tốt, lao động có tay nghề và hướng tới một nền kinh tế xanh hơn.

"Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn trong phát triển, nhưng hiện nay đất nước đang ở một bước ngoặt khi các động lực tăng trưởng truyền thống đang dần suy yếu. Để đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, tăng trưởng năng suất cần phải giữ vị trí trọng điểm trong mô hình phát triển kinh tế. Nói cách khác, Việt Nam cần có quyết sách để không chỉ phát triển nhanh hơn mà còn cần phải chất lượng hơn nữa", ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết.

Đại sứ Australia tại Việt Nam H.E. Robyn Mudie cho rằng, cam kết cải cách kinh tế quyết liệt là nhân tố quan trọng đưa đến những thành tựu phát triển nổi bật của Việt Nam. "Úc tự hào vì đã hỗ trợ báo cáo này, cung cấp các khuyến nghị rõ ràng để Việt Nam có thể khai thác cải cách nâng cao năng suất, cải thiện cả chất lượng và tính công bằng cho sự phát triển kinh tế trong tương lai của mình".

Một vài yếu tổ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam hiện đang chậm lại. Dân số đang già hóa, thương mại toàn cầu đang giảm dần, trong khi những thách thức khác - như sự ô nhiễm và sự gia tăng của tự động hóa, đang gia tăng. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra có thể là động lực thúc đẩy những xu hướng này.

Báo cáo cho rằng để tiếp tục tăng trưởng trong một môi trường có nhiều biến động như vậy, Việt Nam cần tập trung củng cố các tài sản sản xuất, trong đó ưu tiên 4 lĩnh vực sau:

Doanh nghiệp năng động: Khuyến khích cạnh tranh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rời thị trường để đảm bảo nguồn lực được đưa đến những công ty sáng tạo và hiệu quả nhất. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp được đảm bảo khả năng tiếp cận tài chính, quy định pháp lý minh bạch và được pháp luật bảo vệ.

Cơ sở hạ tầng hiệu quả: Việt Nam đã xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dịch vụ hạ tầng, đặc biệt trong việc huy động tài chính, vận hành và bảo trì.

Lao động có tay nghề cao và cơ hội cho tất cả mọi người: Việt Nam có thứ hạng cao về giáo dục phổ thông, nhưng với một mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất cần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và các chương trình đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. Những lực lượng lao động phải đối mặt với các rào cản khi gia nhập thị trường lao động, bao gồm các dân tộc thiểu số, cần được tạo cơ hội lớn hơn để thúc đẩy cả công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế khi dân số già đi và lực lượng lao động bị thu hẹp.

Kinh tế xanh: Phát triển bền vững đòi hỏi phải quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo như đất, rừng và nước; kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn, đặc biệt ở các trung tâm đô thị lớn; giảm thiểu và thích ứng với các tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.

Báo cáo này do của Hiệp hội đối tác chiến lược nhóm Úc - Thế giới thứ hai tại Việt Nam (Second Australia – World Bank Group Strategic Partnership - ABP2), với sự đóng góp tài chính từ Quỹ toàn cầu của Hàn Quốc về tăng trưởng cho Quỹ ủy thác phát triển.